Cuộc chiến bản quyền Ngoại hạng Anh khốc liệt khắp năm châu
Không chỉ ở Việt Nam, những vụ thâu tóm bất ngờ bản quyền Ngoại hạng Anh khiến món hàng này trở thành “Chén Thánh” trong cuộc chiến không khoan nhượng giữa những đại gia truyền thông thể thao trên thế giới.
Trong giới làm thương mại thể thao, bản quyền Ngoai hang anh luôn là món hàng nhận được nhiều sự chú ý nhất. Trong đó, gói bản quyền truyền hình thậm chí có thể thay đổi thế cạnh tranh giữa các tập đoàn trên một khu vực.
Hồi tháng 9 năm nay, hãng kiểm toán và tư vấn tài chính Deloitte công bố một báo cáo cho rằng cuộc chiến bản quyền Ngoại hạng Anh giữa Sky vàBT Sports đang làm hại nền công nghiệp truyền hình ở Anh.
BT Sports bắt đầu nhảy vào tranh chấp miếng bánh ngon này với Sky từ năm 2013. Khi ấy, nhờ luật “đấu thầu mù” của Ngoại hạng Anh, hãng này bất ngờ lần đầu tiên giành quyền phát sóng 38 trận mỗi mùa. Sự kiện này giống như một cái tát thẳng vào mặt Sky, kênh truyền hình từ trước đến nay vốn độc quyền giải đấu trên lãnh thổ Anh. Nó giống như cách “cậu nhóc” Marc Marquez từ đâu nhảy ra khiến huyền thoại Valentino Rossi nóng mắt trên đường đua MotoGP vậy.
Rộng hơn, nó là cái tát thẳng vào nền công nghiệp truyền hình của xứ sở sương mù. Từ khi BT Sports nhảy vào, giá bản quyền truyền hình trong lãnh thổ Anh tăng đột biến, từ 1,5 tỷ đôla mỗi mùa trong khoảng thời gian 2013 – 2016 lên 2,6 tỷ đôla trong giai đoạn 2016 – 2019. Tính ra, mỗi trận đấu từ năm 2016 sẽ có giá 15 triệu đôla chỉ riêng trên đất Anh.
Tại Australia, cách đây một tuần, Fox Sports bất ngờ để mất bản quyền truyền hình Ngoại hạng Anh vào tay Optus. Vốn là đối tác lâu năm của Ngoại hạng Anh, Fox nắm độc quyền giải này ở “xứ sở chuột túi” từ thời nó mới manh nha xâm nhập thị trường này. Nhưng một tập đoàn lớn như họ cũng không thể theo được mức giá 36 triệu đôla mỗi mùa mà Optus đưa ra. Số tiền này tăng 3,2 lần so với giá cũ 11 triệu đôla mỗi mùa mà Foxđang trả cho Ngoại hạng Anh.
Tương tự, ở Hong Kong (Trung Quốc), từ năm 2013 đến 2016 khán giả sẽ không còn được xem Ngoại hạng Anh trên hệ thống quen thuộc củaPCCW. LeTV, với mức giá đề nghị 133 triệu đôla mỗi mùa, đã thế chânPCCW trở thành đối tác mới của giải đấu số một xứ sương mù. Ở Mỹ, trước sự cạnh tranh quyết liệt từ ESPN, NBC buộc phải chi đến 167 triệu đôla – so với 83 triệu đôla ba năm trước đó – để giữ bản quyền Ngoại hạng Anh từ năm 2016 đến 2019.
Ngay ở Việt Nam, năm 2012 khi thị trường trong nước được các công ty bản quyền thể thao đánh giá vào tiềm năng bậc nhất thế giới, IMG đã đánh bại MP&Silva bằng mức giá 11,6 triệu đôla mỗi năm để nắm bản quyền Ngoại hạng Anh. Khi được hỏi về lý do để đối thủ qua mặt, đại diệnMP&Silva trả lời VnExpress rằng mức giá mà IMG đưa ra quá điên rồ.
->> Cập nhật bang xep hang bong da anh tất cả các giải đấu
Từ năm 1992, sau khi 20 CLB hàng đầu nước Anh rời hệ thống Football League, Ngoại hạng Anh ra đời và hoạt động như một tập đoàn. Nó được điều hành bởi chính các đội bóng tham dự, độc lập với Liên đoàn bóng đá Anh. Dĩ nhiên, với một thể chế như thế, giá bản quyền tăng đồng nghĩa với lợi nhuận cho các đội bóng tăng.
50% lợi nhuận bản quyền trong nước và 100% lợi nhuận bản quyền từ bên ngoài sẽ được chia đều cho 20 CLB thành viên của Ngoại hạng Anh. Số tiền còn lại được chia, tùy thuộc vào vị trí trên bảng tổng sắp và số trận được phát trực tiếp của từng đội trên lãnh thổ Anh.
Nếu như các đội bóng Anh, cầu thủ, người đại diện, các hãng quảng cáo thu lợi từ việc giá bản quyền tăng, những người chịu thiệt, có lẽ duy nhất, là khán giả.
Tháng 6 năm nay, sau khi mua thành công bản quyền Ngoại hạng Anh ba năm kế tiếp, Sky tuyên bố giá thuê bao hàng tháng của đài sẽ tăng thêm 4,5 đôla. Đây mới là năm 2015, chưa bước vào thời điểm mà mỗi trận Ngoại hạng Anh có giá trên 15 triệu đôla. Chắc chắn, các đài truyền hình Anh sẽ tăng mạnh giá thuê bao từ mùa giải 2016-2017. Hiện, thuê bao hàng tháng của Sky có giá 80,1 đôla. Con số đắt đỏ mà theo một bộ phận khán giả Anh, họ thà xem trên Internet còn hơn.
Những khách hàng của Fox bày tỏ sự thất vọng vì đài truyền hình này để mất bản quyền Ngoại hạng Anh vào tay Optus. Trang Facebook của Fox Sports Australia, với 600.000 người theo dõi, tràn ngập những bình luận chế giễu đài này. Robert Thomson, CEO của tập đoàn News, chủ quản đàiFox, đã phải lên tiếng xoa dịu khách hàng. Thomson bảo rằng Fox đã nỗ lực hết sức nhưng mức giá mà Optus đưa ra quá bất hợp lý so với giá trị thực của gói bản quyền Ngoại hạng Anh tại Australia.
Trong khi đó, LeTV khiến khán giả Hong Kong lo âu vì không biết phải làm thế nào để xem Ngoại hạng Anh ở những mùa giải tới. Mới đây, đại diện hãng này tuyên bố, họ không có ý định chia sẻ bản quyền với PCCW. Như vậy, khán giả buộc phải tham gia một hệ thống truyền hình trả tiền mới, và dĩ nhiên, giá đắt hơn, tương xứng với số tiền 133 triệu đôla mà LeTV đã bỏ ra.
Tuy nhiên, báo cáo của các đài truyền hình cho thấy lượt xem của khán giả vẫn không ngừng tăng. Theo dữ liệu mà BT Sports công bố tháng 2, trận derby Bắc London giữa Arsenal và Tottenham đạt mốc 1,6 triệu người xem, còn derby Merseyside giữa Liverpool và Everton có hai triệu người xem. Những con số kỷ lục và thậm chí vẫn đang bị phá ở những mùa giải kế tiếp. Do đó, doanh thu của các đài truyền hình từ việc phát sóng Ngoại hạng Anh không thể bị đánh giá thấp.
Khi các đài nhảy vào tranh chấp bản quyền Ngoại hạng Anh, đó hẳn phải là một miếng bánh ngon ngọt. Và với nhu cầu khán giả không ngừng tăng, miếng bánh ấy vẫn còn đắt hàng nên để giành được nó, cuộc chiến sẽ không bao giờ bớt nhiệt.
->> Link xem bong da truc tuyen truyền hình K+